[5] cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà nhanh nhất

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khá nhiều nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý khi gặp phải người bị ngộ độc. Vậy có những cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà nào an toàn và dễ áp dụng? Cùng Upharma tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ nhận thấy

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ nhận thấy

 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Người bệnh cảm thấy đau bụng, đau nhẹ đến đau dữ dội.

  • Cơ thể người bệnh có phản ứng nôn mửa nhằm tống các chất độc ra ngoài.

  • Người bị ngộ độc sẽ thấy tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài ra nước.

  • Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức cơ bắp rã rời, mệt mỏi toàn thân.

  • Người bị ngộ độc có triệu chứng mất nước bao gồm môi và da khô, mắt trũng và tầm nhìn mờ, tiểu ít, chóng mặt…

Trong trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể có các biểu hiện như:

  • Da của người bệnh tím tái do lưu thông máu không tốt.

  • Người bệnh cảm thấy khó thở hoặc ngừng thở.

  • Người bị ngộ độc nặng dẫn đến co giật do cơ thể phản ứng với chất độc

2. Các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

Khi bạn gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm, việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giảm thiểu những rủi ro cho sức khỏe. Các triệu chứng ngộ độc có thể giảm và quá trình phục hồi nhanh hơn đáng kể nếu bạn sử dụng các cách sau:

2.1. Uống nhiều nước, bổ sung oresol

Nước là một thành phần của cơ thể, đặc biệt là khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài việc bổ sung nước lọc, người bị ngộ độc có triệu chứng tiêu chảy cần uống thêm oresol để bù nước và điện giải. Oresol sẽ giúp cơ thể người bệnh cân bằng lại lượng nước và các khoáng chất bị mất đi do tiêu chảy.

2.2. Dùng trà bạc hà giảm nôn ói

Dùng trà bạc hà để giảm nôn ói là cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà được nhiều người biết đến. Bạc hà chứa menthol là một chất có tác dụng thư giãn cơ trơn của dạ dày, giảm co thắt và giảm nôn mửa.

Để pha trà bạc hà, bạn chỉ cần cho nước sôi vào lá bạc hà, để ủ vài phút cho các tinh chất trong lá trà ngấm ra nước. Sau đó, bạn hãy uống trà bạc hà khi trà còn ấm.

Dùng trà bạc hà để giảm nôn ói

2.3. Sử dụng tỏi tươi

Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn Allicin có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bạn có thể nghiền nát một tép tỏi và hòa với nước ấm để uống khi bị ngộ độc thực phẩm nhằm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, thêm tỏi vào những bữa ăn hàng ngày của bạn sẽ góp phần giúp tăng sức đề kháng cho cả gia đình. 

2.4. Uống nước chanh ấm

Uống nước chanh ấm là cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả. Sử dụng nước chanh có thể giúp bạn cải thiện tiêu hóa nhờ vào axit citric có trong chanh. Uống nước chanh ấm giúp kích thích sản xuất acid dạ dày giúp cải thiện hệ tiêu hoá.

2.5. Sử dụng giấm táo

Giấm táo có tính axit cao giúp tiêu diệt vi khuẩn và cân bằng độ pH trong dạ dày. Vì vậy, sử dụng giấm táo có thể giúp bạn giảm nôn mửa và tiêu chảy khi bị ngộ độc. Bạn có thể pha một hoặc hai thìa giấm táo với một cốc nước ấm và uống trước bữa ăn khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.

Giấm táo

3. Những trường hợp nào có thể điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Những trường hợp có thể điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm nhẹ đến trung bình thường các triệu chứng có thể tự thuyên giảm khi điều trị tại nhà. Các cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà có thể thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Triệu chứng nhẹ: Nếu chỉ gặp các triệu chứng nhẹ như đau bụng hay tiêu chảy không kéo dài, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà.

  • Không có triệu chứng nghiêm trọng: Các triệu chứng nghiêm trọng bạn có thể gặp ở đây là đi ngoài ra máu, sốc nhiễm khuẩn, trụy tim mạch. Nếu không có các dấu hiệu kể trên việc điều trị tại nhà là hoàn toàn khả thi.

Không thuộc nhóm nguy cơ cao: Nhóm nguy cơ cao là những người đang bị bệnh mãn tính hay có hệ miễn dịch yếu. Những đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao.

4. Những lưu ý khi điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Một số lưu ý bạn cần nắm rõ khi chăm sóc người bệnh bị ngộ độc thực phẩm như sau:

4.1. Cho người bệnh nghỉ ngơi

Sau quá trình ngộ độc thực phẩm, cơ thể cần thời gian để phục hồi. Vì vậy, nghỉ ngơi đầy đủ giúp người bị ngộ độc thực phẩm hồi phục sức khoẻ nhanh hơn. Hãy để người bệnh có một môi trường yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể chất quá sức.

4.2. Ăn thức ăn nhạt vị, dễ nuốt

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn thường rất nhạy cảm. Thức ăn nhạt vị và dễ tiêu hóa như cháo, súp dinh dưỡng sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cần tránh thức ăn cay nồng, chứa nhiều gia vị hoặc chứa nhiều chất béo. Những loại thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

4.3. Theo dõi nhịp tim 

Theo dõi sức khỏe của người bệnh là việc làm cần thiết để kịp thời phát hiện những biến chứng xấu có thể xảy ra. Đặc biệt, nhịp tim người bệnh có thể thay đổi do mất nước hoặc do cơ thể phản ứng với độc tố. Sử dụng đồng hồ đo nhịp tim hoặc theo dõi nhịp thở có thể giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm.

5. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngoài cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà, bạn nên học cách phòng bệnh này để giảm thiểu những tác hại đến sức khoẻ. Để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm, bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Bạn cần chú ý luôn giữ cho bàn bếp, dụng cụ nấu nướng và tay sạch sẽ. Hãy dùng xà phòng nước nóng để rửa dao, thớt và các dụng cụ khác sau khi sử dụng.

  • Ăn chín uống sôi: Bạn cần đảm bảo tất cả thực phẩm được nấu chín kỹ. VIệc đun sôi nấu chín sẽ giúp loại bỏ được những loại vi khuẩn gây ngộ độc có trong thực phẩm sống.

  • Kiểm tra hạn sử dụng: Hãy tạo cho mình thói quen kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm đóng gói hoặc đóng hộp. Không sử dụng sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng hoặc hộp bị phồng biến dạng.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Bài viết trên là những chia sẻ về cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nhìn chung, người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nước điện giải và cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Qua bài viết này dược sĩ Upharma tin rằng bạn đã có thêm những kiến thức về ngộ độc thực phẩm. Từ đó bạn cũng sẽ chủ động hơn khi sơ cứu và chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm.